Bạn đang tìm hiểu xem nghề thám tử có khó không và nó liệu có phải là nghề phù hợp với bạn. Hãy cùng Thám Tử Tâm Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Có thể nói Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, đời sống của người dân không ngưng được cải thiện. Chính vì lý do đó mà xã hội cần phải xuất hiện thêm nhiều nghề mới, một trong những nghề mà tôi muốn nói đến là nghề thám tử
Nếu bạn là một người thích thử thách, không ngại khó khăn, thích phiêu lưu, nhanh nhẹn và đang tìm kiếm một công việc có mức lương hấp dẫn thì có thể nghề thám tử rất hợp với bạn đấy…
1. dich vu tham tu – nghề mới cho giới trẻ
Nhắc đến nghề thám tử, chắc hẳn hơn 90% những người trong chúng ta sẽ mường tượng ngay đến hình ảnh của một người đàn ông trung niên, để ria mép, trang phục “đen toàn tập”: từ mắt kính, nón cho đến quần áo, găng tay… còn mặt mũi thì lúc nào cũng lạnh như tiền, không nói không rằng và hành tung thì luôn luôn bí ẩn.
Nhưng đó đã là chuyện của cả chục năm trước, còn năm nay – năm 2011, cái nhìn về thám tử (theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) đã hoàn toàn thay đổi.
Nghề dich vu tham tu đầy hấp dẫn nhưng cũng không ít khó khăn.
Qua lời giới thiệu của người quen, tôi có mặt tại một buổi tuyển quân của một công ty dịch vụ bảo vệ kiêm thám tử trên đường CMT8 (Tân Bình) và khá bất ngờ khi có tới hơn 70% các bản CV đăng kí là của các bạn học sinh, sinh viên, người nhỏ tuổi nhất sinh năm 1993 – tức đang học lớp 11.
Sau hơn nửa tiếng chờ đợi, tôi tiếp cận được với một cậu bạn tên Hùng – một cậu bạn đang học lớp 12, Hùng chia sẻ: “Năm nay mình định thi ngành Công An nên ngay từ bây giờ phải tập làm quen với những công việc có phần mạo hiểm như vậy. Mình đi làm lấy kinh nghiệm chứ không quan trọng tiền bạc”.
Trước khi chính thức trở thành một thám tử và được giao công việc, bạn sẽ phải trải qua một khóa học kĩ năng kéo dài ít nhất là 2 tuần để có thể bước đầu làm quen với công việc này.
Trong khóa học, bạn sẽ được hướng dẫn kĩ càng từ việc sử dụng máy ghi âm, các loại camera đặc chủng (nếu khách hàng có nhu cầu) cho đến cách đi đứng, nhìn, thậm chí là cách liếc ngang liếc dọc sao cho “hiệu quả” mà vẫn không gây sự chú ý cho người khác, đặc biệt là với những đối tượng đang cần “chăm sóc”. Tùy theo mức độ tiếp thu bài của bạn mà công ty sẽ bắt đầu giao cho bạn những hợp đồng vừa sức.
Không đơn giản như những công việc partime khác, van phong tham tu là một công việc đòi hỏi nhiều điều: khả năng giao tiếp, kinh nghiệm sống, nhanh nhẹn, bền bỉ, kiên trì, trung thực và đặc biệt là một thể lực hoàn hảo không tì vết.
“Công việc được giao thì cũng vô cùng đa dạng, có khi chỉ đơn giản là đi theo và ghi chép lại lịch sinh hoạt của một người nào đó, nhưng cũng có khi khó nhằn như việc theo dõi hành tung của một người trong hàng tuần, thậm chí là hàng tháng trời” – Bảo, một cựu thám tử “có nghề” tại Đà Lạt nay đã chuyển “địa bàn” vào TP. HCM chia sẻ.
2. Vì sao nghề “tai mắt” lại hot với giới trẻ?
V. – người chủ trì buổi tuyển nhân viên ở công ti X. chia sẻ: “Đúng như bạn nói, nghề thám tử trước kia đa phần là “độc quyền” của những anh, những bác lớn tuổi hoặc có kinh nghiệm. Nhưng do đặc thù của công việc thay đổi, thám tử bây giờ phải là một người nhanh nhẹn, có khả năng xử lí tình huống gọn lẹ, linh động trong công việc, ngoài ra còn phải đòi hỏi biết cách sử dụng thành thạo các thiết bị điện tử chuyên dụng phục vụ cho công việc – mà người trẻ mà lại là đối tượng đáp ứng đầy đủ tất cả các yêu cầu trên nên sự “truất ngôi” là điều dễ hiểu”.
Ngoài ra, theo tìm hiểu thì vấn đề lương bổng cũng là một trong những yếu tố khiến công việc này có sức hút với giới trẻ. Đối với nghề thám tử, tùy theo mức độ “xương xẩu” của công việc mà bạn sẽ được nhận số tiền tương ứng.
Với một phi vụ đơn giản, bạn có thể kiếm được ít nhất là từ 100-300k một ngày. Còn với những phi vụ đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều thời gian, công sức để hoàn thành thì số tiền có khi sẽ rất cao, có thể đến cả trăm đô cho một phi vụ kéo dài tầm 1 tuần. Nhiều khi hoàn thành công việc xuất sắc, việc bạn được khách hàng “tip riêng” cũng không phải là chuyện lạ.
Ngoài ra, công việc này cũng thu hút được giới trẻ với lí do “Vì em thích có cảm giác phiêu lưu mạo hiểm”. Tuy nhiên, với những trường hợp này thì sẽ khó được công ty tuyển dụng.
3. tìm thám tử Đồng tiền nào có dễ kiếm
Một khi đã quyết định “dấn thân” vào công việc, chắc chắn bạn sẽ gặp không ít “cái mất”.
Cái mất đầu tiên có thể kể đến chính là thời gian và sự tự do của chính bạn. Bảo chia sẻ: “Do đặc thù và yêu cầu của công việc, bất kể khi nào có phi vụ – cho dù đó có là nửa đêm đi chăng nữa thì bạn vẫn phải cố mà lết ra khỏi nhà. Tiền và hợp đồng đã nhận, không làm là không xong”.
Điều thứ 2 mà bạn phải đối mặt đó chính là sự an toàn của bản thân. Làm nghề này đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận những nguy hiểm luôn chực chờ xung quanh mình.
Làm việc ban ngày thì không nói, nhiều khi công việc đòi hỏi bạn phải theo dõi “đối tượng” cả những lúc tối khuya, ở những đoạn đường vắng vẻ không bóng người. Chưa kể nhiều lúc đối tượng “ranh ma”, biết được có người đang theo dõi và bằng cách nào đó, họ liên lạc với người khác để… theo dõi ngược lại mình.
“Có lần mình được giao nhiệm vụ theo dõi một cậu học sinh trường L.Q.Đ, đang làm nhiệm vụ thì bỗng có một người đàn ông dữ dằn, mặt bặm trợn ép xe mình vào lề đường rồi hỏi “Mày là ai mà dám theo dõi em tao?”. Hôm ấy mém nữa là mình được “nếm gậy” của lão ấy, may mà chạy kịp.” – Bảo chia sẻ.
Tuy nhiên, nếu như bạn bị bất kì ai đe dọa, thậm chí hành hung đi chăng nữa thì vẫn phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” và không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào của khách hàng cũng như công ty của bạn vì nếu như vậy là bạn đã vi phạm thỏa thuận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không nhận được bất kì sự giúp đỡ của ai nếu như gặp nguy hiểm trong lúc tác nghiệp.
“Trong một lần theo dõi đối tượng, do lúc đó là giờ cao điểm, đường đã đông nghẹt mà cậu bạn kia lại chạy nhanh, mình thì tay lái yếu nên va quẹt và ngã lăn quay xuống đất. Đằng sau mình lúc đó còn có một container to oành, may mà đông xe nên nó chạy chậm và thắng kịp, chắc không bây giờ mình cũng đã thành “ma con” mất rồi. Kể từ lần đó là bỏ nghề luôn” – Văn Phú (Phan Chu Trinh) chia sẻ.
Cô bạn tên Ngân sau khi được nhận vào làm nhân viên tập sự cũng gặp phải một trường hợp dở khóc dở cười không kém. Ngân nói: “Ngay từ lần đầu nhận nhiệm vụ, mình đã xanh cả máu mặt khi biết đối tượng phải theo dõi là một cậu thanh niên có thâm niên… hút chích lâu năm. Đến lúc bắt tay vào công việc thì mới thật sự kinh khủng. Anh chàng này lên “cơn” bất chợt, bấn quá không chịu được nên đành chui vô… nghĩa địa để “phê”. Lúc đó đã gần 11h đêm, trời thì tối như mực, khung cảnh thì vô cùng ghê. Sau 5 phút chịu trận, mình quyết định chạy lẹ thoát thân. Nghĩ lại vẫn còn thấy lạnh cả tóc gáy!”
Khác với Ngân, Thanh Hoàng – một chàng tham tu trẻ sinh năm 91 lại có một trải nghiệp rất “đau ví”: “Có một lần mình được giao nhiệm vụ theo dõi một người đàn ông chừng 40 tuổi. Trời xui đất khiến thế nào mà hôm ấy người này lại đi ăn tại một khách sạn 5 sao sang trọng. Đã nhận nhiệm vụ thì phải làm thôi, thế là mình đi theo ông ta vào đó và… vào toalet cuống cuồng gọi điện thoại kêu đứa bạn thân mang tiền đến… ứng cứu”.
Công việc tham tu lương cao thì có cao thật. Nhưng qua nhiều “cửa” thì cũng chẳng còn được bao nhiêu. Cụ thể như khóa học nghiệp vụ, mang cái mác “miễn phí hoàn toàn” nhưng tất cả chỉ là những bài học lí thuyết nhợt nhạt không hơn không kém. Muốn “học” thì bạn phải đóng một khoản tiền từ 500k-1000k – một khoản tiền không ít đối với nhiều bạn trẻ.
Ngoài ra, việc tự trang bị cho mình những thiết bị đặc chủng nghiệp vụ cũng chiếm một khoản tiền không nhỏ. “Nếu muốn nhận được những hợp đồng “béo bở” thì ngoài kinh nghiệm bản thân, thứ bạn cần nhất vẫn chính là những thiết bị tham tu chất lượng cao. Một bản tường trình thì sẽ không bao giờ “có giá” bằng một tấm hình chụp “sống” đối tượng hay một đoạn băng ghi âm” – Bảo nói.
Các công ty không phải lúc nào cũng giàu có cung cấp sẵn trang thiết bị cho bạn. Mà để trang bị cho mình đống đồ nghề như máy ảnh kĩ thuật số, máy ghi âm đặc dụng thì số tiền thuê thám tử cũng không phải là nhỏ.