Lỡ làng… phải làm mẹ đơn thân
Chẳng mấy người phụ nữ tự nguyện chọn làm mẹ đơn thân để con phải sống trong gia đình “khuyết thiếu”, để mình phải cáng đáng cả bổn phận của một người cha, để những ngày dành riêng cho phụ nữ phải tự mua hoa tặng con, tặng mình… Họ chỉ “lỡ” đi ngược đường, hoặc cuộc đời ép họ phải đi ngược chiều gió để rồi phải gồng mình lên, xoay cánh buồm, nương theo gió mà đi…
Những người mẹ đơn thân phải một mình vật lộn với cuộc sống khó khăn (Ảnh minh họa)
Theo đánh giá của công ty thám tử Tâm Gia. Câu chuyện về các bà mẹ đơn thân nhiều đến mức, người ta từng gọi đó là “trào lưu”. Từ ca sĩ, diễn viên, biên tập viên truyền hình cho đến những người phụ nữ bình thường nhất đều trở thành mẹ đơn thân. Họ chấp nhận cảnh “một nách nuôi con” không phải để được tôn vinh sự hy sinh, dũng cảm, cũng chẳng phải để hứng chịu sự sỉ nhục, dị nghị của người đời … mà chỉ để giữ lấy sự yên ấm cho con khi cha nó rũ bỏ quyền “được” làm trụ cột gia đình.
Nhưng sau mỗi một mái ấm “khuyết thiếu” người cha ấy là một câu chuyện tình, câu chuyện đời đầy nước mắt của người phụ nữ, là sự gồng mình vượt qua bao khó khăn để cho con đủ tình thương của cả người cha, người mẹ, mặc kệ giữa tháng tri ân này họ chẳng nhận được một cánh hoa…
Làm mẹ đơn thân vì… người yêu lừa dối
Chia sẻ câu chuyện mà dịch vụ thám tử chứng kiến. Ở tuổi 22, không phải quá trẻ nhưng cũng là cái tuổi mà ít ai dám từ bỏ những khát vọng, ước mơ, những thói quen và cuộc vui bên đời để chịu một thứ ràng buộc khó khăn hơn cả việc lập gia đình, Nguyễn Thị NgọcTuyền (sinh năm 1989, quê Vũng Tàu, đang sống và làm việc tại TP.HCM) đã chấp nhận làm mẹ đơn thân.
Tuyền yêu say đắm một chàng trai Sài thành, hiến dâng cả thứ quý giá nhất của người con gái. Nhưng khi mang trong mình bào thai đôi tháng thứ năm, lúc hai bên gia đình đang tất bật chuẩn bị đám cưới, cô sốc khi biết chồng “hờ” của mình đã có vợ, hiện đang sống ở Thủ đô.
Sốc, giận giữ, đau khổ… là cảm giác của một cô gái 22 tuổi bị người yêu lừa dối. Chưa đầy nửa tháng sau ngày cô thuê thám tử phát hiện, anh chồng hờ bỏ ba mẹ con Tuyền đi biệt tích. Công việc kinh doanh của cô đình trệ, công ty phá sản, cô rơi vào thời khắc “tăm tối” nhất của cuộc đời.
Tuyền chia sẻ: “Mang hai bào thai trong bụng, không chồng, không sự nghiệp, sống giữa sự giễu cợt, ghẻ lạnh của người đời… cuộc đời của một đứa con gái coi như chấm hết. Nhưng mình chưa bao giờ có ý định tự tử hay phá thai. Lúc ấy, mình chỉ kiên định một điều, từ giờ phút này mình không cần đàn ông, con mình không cần cha. Ba mẹ con sẽ sống tốt để trả thù đời”.
Thương cha mẹ, lo gia đình phải chịu điều tiếng, Tuyền quyết định sắp xếp một đám cưới giả. Tuyền nhờ một người bạn thân đóng giả làm chú rể, nhờ các đối tác làm ăn trước đây đóng giả họ hàng nhà trai, rồi mời bạn bè, họ hàng, làng xóm đến dự đám cưới linh đình.
Mọi thứ diễn ra tốt đẹp, xong rồi ai về nhà nấy, chỉ còn cô dâu trẻ với hai đứa con trong bụng ngồi khóc trong đêm tân hôn. Tuyền chia sẻ, đó cũng là lần cuối cùng cô khóc cho số phận mình.
Mạnh mẽ là vậy, kiên quyết là vậy nhưng trên đường đời đầy “gai”, bàn chân của bà mẹ đơn thân cũng không ít lần “nhỏ máu”.
Ngày Tuyền sinh con chỉ có mẹ ở bên. Trong cơn đau đẻ, Tuyền còn tím tái cả “cơn đau lòng” khi chứng kiến những sản phụ khác có chồng dìu đỡ, những ông bố đi đi, lại lại ngóng chờ từng phút con ra đời… Còn cô chỉ có một mình, đau đớn bao nhiêu cũng chỉ cắn răng, cắn lợi, tay bấm thành giường chịu đựng chứ chẳng thể gọi tên ai…
Cánh cửa “mả” qua đi là cánh cửa “hạnh phúc” khi Tuyền đón hai cô con gái chào đời. Nhưng đó cũng là lúc bà mẹ đơn thân 23 tuổi bắt đầu thấm từng nỗi khó khăn, nhọc nhằn của cảnh “một nách nuôi con”.
Tuyền chia sẻ lại với văn phòng thám tử: “Một đứa trẻ sinh ra dù được cả cha và hai bên nội ngoại chào đón thì người làm mẹ cũng đã phải rất khó khăn trong việc chăm bẵm, nuôi nấng. Bởi làm một người mẹ tốt chẳng phải chuyện dễ dàng. Mình may mắn được gia đình, bạn bè giúp đỡ nhiều, nhưng vẫn có những lúc xoắn xuýt bởi hai tay hai đứa. Có khi bé này ốm chưa khỏi, bé khác lại lên cơn sốt. Không nhờ ai trông nom được, vậy là cả ba mẹ con theo nhau vào viện…”
Ngày con học nói, bi bô hết từ “mẹ” sang từ “ba”, Tuyền thấy như nghẹt thở. Không ít lần cô tự trách mình vì chẳng thể xây cho con một mái ấm đủ đầy. Cô chỉ còn cách đem hết tình yêu thương, tâm sức mình ra để bù đắp cho con phần hẫng hụt ấy. “Nhưng vẫn không thiếu những phút tủi lòng. Ví như trong những ngày 8/3, 20/10 ba mẹ con gái chỉ còn cách mua hoa tặng nhau” – Tuyền bộc bạch.
Nhưng cuộc đời bù lại cho hai “viên ngọc” của Tuyền sự thông minh, lanh lợi. Tuyền kể, ngày 20/10 năm vừa rồi, hai đứa con biết đi xin hoa về tặng mẹ, rồi nói những lời yêu thương. Với cô, đó chính là món quà tuyệt vời nhất, là điều quý giá cuối cùng, tạo hóa ban phát cho người con gái lỡ đi ngược chiều gió như cô.
Cưới ba ngày, chồng bỏ đi
Cưới được ba ngày thì chồng bỏ đi, khi đang mang bầu thì phát hiện chồng có người khác, Nguyễn P. (sinh năm 1990, Hà Nội) đã hai lần theo mẹ đến bệnh viện phá thai nhưng lại quay về.
Khi biết mình có bầu cũng là lúc P bị chồng ruồng bỏ (Ảnh minh họa tìm thám tử )
P. chia sẻ, nhìn hình ảnh bào thai cựa quậy trên màn hình siêu âm, cô đã phải chiến đấu rất nhiều để giữ được đứa con. Đến mức khi gia đình dọa từ mặt nếu không chịu bỏ đứa bé, P. đã kiên quyết mà rằng: “Đứa bé là mạng sống, là tương lai của con. Bố mẹ có thể từ bỏ con nhưng con không thể bỏ con mình được”.
Sau những tháng ngày khóc lóc, than van, P. chọn cho mình một góc bình yên để yêu thương và chăm sóc đứa con trai nhỏ mới chào đời.
P. chia sẻ: “Đã là singlemom thì thời khắc nào cũng là thời điểm khó khăn, nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là lúc sinh nở. Vốn sức khỏe đã yếu nên trong lúc sinh mình bị ngất xỉu 2 tiếng liền và phải nằm viện một tuần vì mất máu quá nhiều. Nhìn gia đình người ta vui mừng chào đón đứa con, rồi có chồng quan tâm chăm sóc khiến mình chạnh lòng. Thời điểm đó mình chỉ có mẹ bên cạnh, mà mẹ thì cũng bận công việc cơ quan, gia đình. Có hôm, mình phải nhịn đói đến 1h chiều mẹ mới đem cơm đến viện cho mình được”.
P. tâm sự, bị chồng ruồng bỏ là số phận của mình, sinh con là quyết định của mình nên cô không muốn dựa dẫm quá nhiều vào cha mẹ. Khi sinh con, P. vẫn đang là sinh viên. Cô đi dạy gia sư mỗi tháng được 1.5 triệu đồng lo cho mình và cho con.
Cô chia sẻ, có những tháng chưa nhận được lương, cô phải ăn cơm trắng để dành tiền mua sữa cho con. Cô chấp nhận chịu thiệt mọi thứ để con được lớn lên đầy đủ như những đứa trẻ khác.
Với P., làm mẹ đơn thân là điều bất đắc dĩ bởi “đũa, dép nào chẳng cần có đôi, một gia đình đầy đủ cha mẹ yêu thương con cái mới phát triển tốt nhất”. Cô tâm sự: “Có những chiều tan tầm nhìn những ông bố đón con, những buổi tối nhìn gia đình người ta chở nhau đi chơi mình lại thương con đứt ruột. Mình nghĩ, dù thế nào mình vẫn còn hạnh phúc hơn con trai bởi lớn lên đủ cha, đủ mẹ. Còn con trai mình thì chưa một lần được gọi bố”.
Dù đã trải qua những tháng ngày khó khăn nhất của một bà mẹ đơn thân, nhưng P. vẫn tràn đầy niềm tin vào cuộc sống và hôn nhân. “Nếu có thể được se duyên lần nữa, mình ước trời phật sẽ se duyên cho mình bằng loại dây nào không dễ đứt để con mình có cha, gia đình không còn “khuyết thiếu”.
“Làm mẹ đơn thân không phải là trào lưu”
Hầu hết các bà mẹ đều cho rằng, làm mẹ đơn thân khó khăn gấp bội phần bởi họ phải có thần kinh thép để luôn nuôi dạy, bảo vệ con mình, bù đắp cho con tình yêu gấp đôi của một người vừa làm mẹ, vừa làm cha.
Trước những ý kiến như làm mẹ đơn thân trở thành trào lưu, những singlemom phản đối rất mạnh mẽ. Chị Ngọc Tuyền cho rằng: “Mỗi người đều có một lý do riêng để phải làm mẹ đơn thân. Nhưng hầu hết đó đều là sự lựa chọn cuối cùng của người phụ nữ. Làm mẹ đơn thân đâu đơn giản như khoác lên mình một món đồ hợp mốt rồi khi nào thấy không hợp nữa, không còn mốt nữa thì vứt bỏ đi. Có người phụ nữ nào lại dại dột chạy theo cái “trào lưu”, “xu hướng” đầy chông gai và nước mắt ấy”.
Chị P. cũng có chung quan điểm như vậy: “Mọi người cứ bảo những bà mẹ đơn thân là ích kỷ, sẵn sàng vứt bỏ hạnh phúc của mình để con không có cha. Nhưng họ đâu biết rằng, đó là con đường sống cuối cùng của họ, bởi khi người đàn ông đã quay lưng rồi thì sao có thể giữ được. Mà nếu có cố giữ thì con cái cũng phải sống trong một gia đình không hạnh phúc, như vậy còn tàn bạo hơn”.
Một nhà văn giải thích rằng, sở dĩ ngày càng có nhiều bà mẹ đơn thân, chấp nhận mọt mình nuôi con là bởi phụ nữ hiện đại đã mạnh mẽ hơn, chủ động hơn. Họ biết đâu là giới hạn của nỗi đau và biết cách thoát khỏi nỗi đau ấy. Không như phụ nữ ngày xưa, lấy chồng là “sống gửi thịt, chết gửi xương”, chỉ biết con có đủ mẹ, đủ cha mà không biết nó đang phải sống trong một gia đình rạn vỡ.
Niềm vui lớn nhất của các singlemom chính là những đứa con bé bỏng của họ. Ngày thường, họ cũng gặp vô vàn khó khăn khi một nách hai con. Còn trong những ngày lễ đặc biệt, họ không tránh khỏi những phút tủi lòng bởi chẳng có đóa hoa nào dành cho mình… Nhưng họ vẫn sống thật mạnh mẽ bởi, họ biết sống không chỉ cho riêng mình, mà cho cả những đứa con yêu của họ.