Hiện nay nhu cầu sử dịch vụ thám tử tư ngày càng được nhiều khách hàng lựa chọn. Chính vì thế, các công ty thám tử cũng vì thế mà các công ty thám tử từ đó phát triển rất nhiều. Thế nhưng để thành lập công ty thám tử cần rất nhiều điều kiện, điều kiện đó là gì, Tâm Gia sẽ giới thiệu cho bạn ngay sau đây.
Điều kiện kinh doanh dịch vụ thám tử?
Chính vì còn thiếu hàng lang pháp lý nên hoạt động này cũng vàng, thau lẫn lộn. Nhiều khách hàng đã “tiền mất, tật mang” khi tìm đến công ty thám tử và nhiều văn phòng thám tử cũng phải gánh trái đắng từ chính nghề nghiệp của mình.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Phước, Trưởng văn phòng Luật sư Huế thì căn cứ Hệ thống ngành Kinh tế Việt Nam 2007 ban hành theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì hoạt động của thám tử tư nhân thuộc dịch vụ điều tra có mã ngành 80300.
Như vậy, có thể khẳng định, hoạt động của dịch vụ thám tử tư được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động thám tử tư. Có quá nhiều vấn đề cần phải được đặt ra để giải quyết như: Những thông tin, tài liệu thu thập được từ hoạt động thám tử có giá trị như thế nào trong hoạt động tố tụng hình sự, tố tụng dân sự? Những tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thám tử có cần phải qua đào tạo và được cấp chứng chỉ hành nghề không? Cơ quan nào trực tiếp quản lý giám sát hoạt động này?
Hoạt động của các công ty thám tử
Theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện thì “Dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” là dịch vụ cấm kinh doanh. Tại điểm k khoản 1 Điều 7 Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 1/10/2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp cũng quy định “kinh doanh dịch vụ điều tra bí mật xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” là ngành, nghề bị cấm kinh doanh. Ngay cả các công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ (thành lập theo Nghị định số 52/2008/NĐ-CP ngày 22/4/2008 về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ) cũng bị cấm “Tiến hành các hoạt động vũ trang, hoạt động điều tra, thám tử tư dưới mọi hình thức”. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện hành nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân thực hiện dịch vụ điều tra, hoạt động thám tử tư dưới mọi hình thức.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư thì “đầu tư trong lĩnh vực thám tử tư, điều tra” là lĩnh vực cấm đầu tư do gây phương hại đến quốc phòng, an ninh quốc gia và lợi ích công cộng. Do đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng không được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong lĩnh vực dich vu tham tu tư, điều tra tại Việt Nam.